DỊCH VỤ FULFILMENT – MỞ RỘNG CON ĐƯỜNG BÁN HÀNG ONLINE
Gần đây, khái niệm Fulfillment bỗng dưng nổi lên và gây kích thích trí tò mò của không ít người đang làm công việc liên quan đến ngành Logistic. Không để các bạn chờ lâu, hãy cùng tìm hiểu ngay Fulfillment là gì và quy trình Fulfillment để tạo thế chủ động trong công việc của mình.
Gần đây, khái niệm Fulfillment bỗng dưng nổi lên và gây kích thích trí tò mò của không ít người đang làm công việc liên quan đến ngành Logistic. Không để các bạn chờ lâu, hãy cùng tìm hiểu ngay Fulfillment là gì và quy trình Fulfillment để tạo thế chủ động trong công việc của mình.
Fulfillment là gì?
Fulfillment không đơn thuần chỉ là một dịch vụ, mà còn là quá trình bắt đầu từ lúc hàng hóa được nhập đến kho cho đến khi người mua hàng nhận về tay sản phẩm. Quy trình bao gồm hoạt động lấy hàng từ người bán, đến lưu kho, xử lý đơn hàng đến lấy hàng từ kho, đóng gói và thực hiện vận chuyển đến địa chỉ của khách hàng.
Fulfillment được xem như giải pháp tối ưu dành cho nhà bán lẻ trên thương mại điện tử hay các doanh nghiệp nhỏ với mục đích tiết kiệm thời gian và chi phí.
Giải thích theo một cách đơn giản hơn, Fulfillment là hoạt động thay người bán làm tất cả công việc liên quan đến quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng, bao gồm vận chuyển, đảm bảo sản phẩm về tay của khách hàng nhanh nhất.
Đối tượng sử dụng dịch vụ Fulfillment
Fulfillment là dịch vụ đang nở rộ và được kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử hay người bán hàng trực tuyến hay các cá nhân nhập hàng trên các trang thương mại điện tử, nhằm hỗ trợ quản lý hàng tồn kho và hoàn tất đơn hàng. Tùy vào quy mô, mà người bán hàng có thể lựa chọn hình thức fulfillment:
In-house fulfillment:
In-house fulfillment được hiểu như công ty có sở hữu kho hàng riêng, tự quản lý các hoạt động liên quan đến quá trình quản lý hàng tồn kho, xử lý và hoàn tất đơn hàng. Có hai loại hình công ty thường ứng dụng hình thức này:
Công ty quy mô lớn sẵn sàng chi trả ngân sách lớn dành cho hoạt động kho bãi, thuê nhân viên để quản lý kho và hoàn tất đơn hàng. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo xây dựng quy trình hoạt động của fulfillment để tránh các vấn đề thường gặp như rối loạn hàng hóa, đơn hàng ùn tắc, khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu
Công ty start-up chưa có nhiều khách hàng và đơn hàng nên khâu quản lý hoạt động của kho bãi và xử lý đơn hàng, cùng quá trình giao nhận đều có thể tự xử lý được. Tuy nhiên, trong khi công ty start-up hoạt động lâu và nhiều đơn hàng thì hình thức In-house fulfillment sẽ không phù hợp.
Outsourced fulfillment:
Đây là hình thức mà những người bán hàng thuê ngoài dịch vụ của các công ty fulfillment. fulfillment giúp thực hiện tất cả hoạt động liên quan đến hàng hóa bao gồm lấy hàng, lưu kho và xử lý đơn hàng, giao hàng cùng thu hộ, đảm bảo cho tất cả các khâu thay cho người bán.
Vì vậy, công ty hay người bán hàng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí lưu kho, tiền thuê nhân viên và công sức trong hoạt động trước và sau khi bán hàng. Việc sử dụng dịch vụ ngoài sẽ giúp bạn tập trung thời gian tối đa cho hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Theo số liệu từ IDC (2007) cho biết, có đến hơn 17% doanh nghiệp Việt sử dụng dịch vụ thuê ngoài báo hiệu sự tăng trưởng đỉnh điểm
trong tương lai.
Dropship:
Dropship là hình thức không còn mới lạ gì với thị trường thương mại điện tử hiện nay. Khi áp dụng phương thức bán hàng dropship, người bán chỉ cần liên hệ đến nhà cung cấp để được chuyển hàng hóa trực tiếp cho người mua bằng thông tin của người bán hàng.
Ưu điểm của nó là phù hợp cho người thích bán đa dạng mặt hàng và không muốn bỏ ra mức chi phí lớn để đầu tư vào kho bãi hay các hoạt động xử lý hàng, đóng gói và vận chuyển.
Quy trình của dịch vụ Fulfillment
Một quy trình của dịch vụ fulfillment diễn ra như sau: Nhận hàng từ người bán > Lưu kho > Xử lý khi có đơn hàng phát sinh > Giao hàng > Thu tiền khi có yêu cầu > Xử lý hoạt động hậu bán hàng.
Chi tiết trong từng hoạt động diễn ra như sau:
Nhận hàng từ người bán hàng: Sẽ có nhân viên từ công ty dịch vụ fulfillment đến tận nơi để lấy hàng và lưu kho.
Lưu kho và quản lý hàng tồn: Sau khi nhận được hàng, hàng hóa sẽ được lưu trữ và sắp xếp cẩn thận vào kho hàng. Đồng thời, hàng hóa sẽ được theo dõi và kiểm kê hằng ngày, thường xuyên cập nhật lượng nhập – xuất hàng
Xử lý đơn hàng: Quá trình xử lý đơn hàng được chuẩn hóa bao gồm lấy email của người mau, xác nhận đơn hàng, lấy hàng và kiểm tra tính bảo toàn của sản phẩm rồi đưa đến bộ phận đóng gói.
Giao hàng và thu tiền: Bên cho thuê dịch vụ sẽ giao hàng cho người mua đúng địa chỉ và thời gian. Ngoài ra, nếu như đơn hàng chưa được thanh toán thì công ty fulfillment sẽ thu hộ nếu như nhận được yêu cầu.
Xử lý yêu cầu sau bán hàng: Mua hàng trực tuyến sẽ dễ dàng phát sinh với vấn đề đổi trả hàng hóa. Nguyên nhân đến từ sản phẩm bị lỗi, khách hàng không hài lòng về sản phẩm và phía công ty sẽ tiếp nhận yêu cầu trả hàng và xử lý trực tiếp theo chính sách và quyết định của nhà bán.
Tầm quan trọng của dịch vụ Fulfillment
Quản lý và giảm phí tồn kho
Theo báo cáo của Peoplevox trong năm 2016 cho biết có đến 82% công ty sàn thương mại điện tử nhận thấy doanh thu tăng lên. Đồng nghĩa với việc số lượng đơn hàng sẽ tăng cao và doanh nghiệp phải nhập hàng hóa thêm vào kho, số lượng nhân viên cũng từ đó mà nhân lên nhiều lần.
Tuy nhiên sự phức tạp sẽ bắt đầu xảy ra khi doanh nghiệp vừa phải tự cân đối giữa marketing và bán hàng, vừa phải quản lý đống hàng tồn kho. Bạn có thể biết rằng chi phí dành cho hoạt động thuê hay đầu tư kho bãi đều không hề rẻ và tiền công trả cho nhân viên, các chi phí khác phụ kèm khiến cho doanh nghiệp luôn rơi vào tình trạng bế tắc.
Đáp ứng yếu tố giao hàng
Đúng số lượng và đúng thời gian quy định là hai yếu tố quan trọng để đánh giá một cửa hàng bán trực tuyến. Theo nghiên cứu gần đây cho biết có đến 48% khách hàng từ chối mua hàng lần hai trên thương mại điện tử vì lý do giao hàng chậm. Tuy nhiên, thực tế 63% cửa hàng lại không chịu thừa nhận giao hàng trễ hẹn.
Bán hàng xuyên biên giới
Với sự phát triển quá tải của thương mại điện tử ngày nay thì việc khai thác thị trường này đã bị thu hẹp. Ngày càng có nhiều người bán xuất hiện nhưng nhu cầu của khách hàng vẫn không hề thay đổi. Vậy làm cách nào để sống sót trước thực tế phũ phàng này?
Cách tốt nhất đó là mở rộng ra thêm phân khúc khác đã bị lãng quên hoặc ít ai nghĩ đến, điển hình như việc cung ứng và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Tuy nhiên, việc tìm kiếm phân khúc và nhu cầu không hề đơn giản ở một đất nước khác.
Nhưng với dịch vụ fulfillment sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu online dễ dàng hơn. Kết hợp với các dịch vụ khác như mua hộ, đàm phán số lượng và giá cả với người nước ngoài. Khi đó, bạn chỉ cần lo về hoạt động kinh doanh của mình.
Nguồn: Tiểu Thần Tài